Trong quy trình sơn nhà luôn có bước thi công bột trét tường và đây là bước vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với mỗi công trình. Vậy bột trét tường là gì? Tại sao nên dùng bột trét tường và lưu ý khi sử dụng bột trét như thế nào? Để hiểu rõ hơn về sản phẩm này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây An Hòa Phú chia sẻ!.
Bột trét tường là gì?
- Bột trét tường hay còn gọi là bột mastic (matit), thành phần chủ yếu của loại bột này chính là chất kết dính, chất độn và phụ gia. Đây là loại bột có màu trắng, dạng bột hoặc hỗn hợp sệt.
- Sở dĩ trong mỗi công trình sơn nhà đều không thể thiếu bước trét tường là bởi đây là bước đệm vô cùng quan trọng đem lại bề mặt tường mịn, bằng phẳng và giúp lớp sơn phủ bám chắc hơn.
Thành phần chính của Bột trét tường
- Trên thực tế, bột trét tường có thành phần khá đơn giản. Nó được tạo nên bởi ba thành phần chính, bao gồm:
Chất kết dính
- Chất kết dính dùng trong bột trét tường thường là chất kết dính dạng khoáng (là xi măng hoặc gypsum) và chất kết dính dạng polymers. Thành phần này giúp đảm bảo được yếu tốt kết dính của các phân tử chất độn. Từ đó tạo lớp màng liên kết, quyết định chất lượng ninh kết của lớp bả.
Thành phần của bột trét tường
Chất độn
- Chất độn sử dụng phổ biến nhất đó chính là bột đá CaCO3 (hay còn gọi là thạch cao). Chất độn này có tác dụng làm dày, làm vững chắc kết cấu của bột bả, từ đó thi công dễ dàng hơn. Chất lượng, độ mịn và độ nhỏ của bộ đá sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến độ mịn của bột vả khi trét.
Phụ gia
- Các chất phụ gia thường chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ trong tổng thành phần bột trét tường. Tuy nhiên nó có vay trò rất quan trọng, giúp cho bột bả giữ nước đủ cho thời gian ninh kết, tăng thời gian sử dụng và thi công.
Công dụng của Bột trét tường
- Trong quá trình thi công sơn tường nếu chúng ta không thi công bột trét tường thì bạn sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến khu vực thi công. Bột trét tường có công dụng giúp bề mặt tường thi công phẳng mịn hơn trước khi thi công các lớp lót hoặc sơn màu hoàn thiện. Đặc biệt là khi thi công các dòng sơn nước thì bột trét tường đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp kết dính chắc với lớp sơn thi công hoàn thiện, đồng thời gia tăng tuổi thọ của sơn.
- Vậy nếu không thi công bột trét tường thì điều gì xảy ra? Câu trả lời đó chính là công trình của bạn sẽ nhanh chóng bị bong tróc thậm chí là kéo theo cả mảng tường sẽ bị tróc sơn toàn bộ. Bởi lớp sơn hoàn thiện không thể kết dính chắc vào mảng tường. Một đặc điểm nữa khi thi công sơn hiệu ứng đó chính là bạn sẽ dễ dàng vệ sinh hơn vì sơn hiệu ứng thường chống ẩm mốc, chống thấm nước.
Bột trét tường loại nào tốt nhất hiện nay?
Bột trét tường Dulux
Bột trét tường Dulux là loại vật liệu dùng để xử lý bề mặt, dùng làm phẳng các bề mặt hồ xây và bê tông. Bột trét tường cao cấp Dulux được thiết kế dùng cho công trình thi công cả trong và ngoài trời. Thành phần chính bao gồm bột khoáng, xi măng, bột nhựa và một số phụ gia khác.
Bột trét tường Dulux
- Bột trét tường Dulux có độ phú lý thuyết là 1 – 1,2m2/kg/2 lớp, với mỗi lớp có độ dày tiêu chuẩn là 1m/1 lớp.
Ưu điểm của bột trét tường Dulux
- Bột trét tường Dulux giúp bức tường luôn bền đẹp như mới, chịu được tác động từ bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm.
- Ngăn ngừa được sự tác động của tia cực tím…..
- chịu tác động của ngoại lực, chống thấm hiệu quả. Phù hợp với khí hậu và thời tiết của Việt Nam.
- Ngăn chặn nấm mốc, rêu hiệu quả.
Bột bả Jotun
Bột bả Jotun là sản phẩm bột trét tường dùng cho cả bề mặt nội và ngoại thất. Làm cho công trình được mịn màng vè dễ dàng thi công hơn. Bột bả sẽ tạo phẳng các bề mặt hồ vữa, bê tông, che lấp các lỗ nhỏ hoặc khuyết điểm của bề mặt. Bột bả Jotun có định mức lý thuyết là từ 0,8 – 1,2m2/kg/2 lớp.
Bột trét tường Jotun
Ưu điểm của bột bả Jotun
- Chống rạn nứt: Bột bả Jotun có khả năng bám chặt vào mặt bê tông, liên kết với lớp sơn phủ giúp ho bề mặt tường được mịn và đẹp.
- Khả năng kháng nước cao. Tránh những tác động xấu của độ ẩm làm cho tường bị nấm mốc.
- Độ bền cao. Giúp bảo vệ bề mặt tường tối đa.
- Chống ăn mòn bề mặt, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc.
Bột bả Maxilite
Bột bả Maxtilite là loại bột trét tường giúp xử lý bề mặt để làm phẳng các bề mặt bê tông và hồ xây. Đây là loại sản phẩm thích hợp dùng cho nhiều loại công trình khác nhau. Thành phần cấu tạo chính của Maxlite bao gồm bột khoáng, xi măng, bột nhựa và phụ gia. Theo nhà sản xuất, độ phủ lý thuyết là 1 – 1,2m2/kg/2 lớp.
Bột trét tường Maxilite
Ưu điểm của bột bả Maxtilite
- Có khả năng bám dính tốt, không bị nứt nẻ trong điều kiện thi công bình thường
- Giá thành sản phẩm hợp kinh tế
- Có độ phủ cao
- Khả năng chống nước, chống ẩm mốc tốt
Hướng dẫn cách pha bột trét tường
Để có thể pha bột trét tường, chúng ta cần có dụng cụ là xô sạch và đầu trộn bột.
Định mức nước đúng kỹ thuật theo các nhà sản xuất là 1 phần nước : 2 phần bột. Chúng ta có thể pha bột trét tường theo cách thông thường là dùng 1 phần nước sạch cho vào xô rồi đổ 2 phần bột vào. Tiếp theo sẽ sử dụng thiết bị trộn để đánh đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp dạng bột sánh mịn.
Cách pha bột bả trét tường
- Tuy nhiên, chúng ta nên thực hiện theo các trộn theo đúng kỹ thuật, với tỷ lệ trộn là 1 nước : 3 bột trét hoặc 3 nước : 5 bột trét. Theo vậy, khi bạn sử dụng 1 bao bột 40kg thì bạn cần dùng 14 – 16 lít nước để tiến hành pha trộn. Sau khi đo đúng tỷ lệ bột và nước thì bạn nên đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục. Bạn có thể dùng máy trộn hoặc cây khuấy để bột có thể hòa tan được hết.
- Bạn nên lưu ý là nên hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút để hóa chất có thể phát huy tác dụng. Sau đó mới khuấy lại một lần nữa rồi mới thi công. Và bạn chỉ nên thi công hỗn hợp trong vòng 3 giờ sau khi trộn để có hiệu quả tối ưu nhất.
Hướng dẫn cách bả bột trét tường
Cách bả bột trét tường có thể nói rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần dùng bay, trét 2 lớp bột trét tường lên tường, với độ dày khoảng 1,5,mm. Nếu dày hơn thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình khô, bám dính và độ bền của bột trét tường. Sau khi trét lớp đầu tiên, chúng ta để bề mặt khô lại khoảng 3 – 4 giờ rồi mới tiếp tục trét lớp thứ 2.
Cách bả bột trét tường
- Để cho lớp bột trét thứ hai khô trong vòng 6-8 giờ, tùy vào môi trường thi công, sau đó mới tiến hành sơn lót.
Một số lưu ý khi sử dụng bột trét tường
Lớp Mastic bị bụi phấn
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lớp Matit bị bụi bẩn. Trong đó các trường hợp thường gặp nhất là:
- Do bề mặt thi công quá khô, nước trong hỗn hợp nhão. Do đó nó sẽ hút hết nước vào bề mặt. Quá trình này để lại cho hỗn hợp Matit chín không, xảy ra hiện tượng lớp matit biến thành bụi.
- Khi pha trộn tỷ lệ nước quá thấp hoặc trộn không đều cũng sẽ tạo nên bụi phấn.
- Pha trộn xong thi công ngay cũng có thể dẫn đến hiện tượng lớp mastic bị bụi phấn do hóa chất chưa phát huy tác dụng
Cách khắc phục
- Cạo bỏ hết lớp mastic này, sau đó làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ.
- Chuẩn bị bề mặt thật kỹ trước khi thi công. Nếu bề mặt quá khô thì chúng ta có thể làm ẩm nó. Trộn đúng theo tỷ lệ và chờ từ 7 – 10 phút để hóa chất phát huy tác dụng, khuấy đều rồi tiến hành thi công.
Lớp mastic bị nứt chân chim
Lớp bả matit bị nứt chân chim
Nguyên nhân
- Do lớp mastic quét quá dày, vượt quá 3mm
Cách khắc phục
- Cạo bỏ hết lớp nứt chân chim đó.
- Nếu trường hợp vùng tường bị lõm quá sâu, chúng ta có thể dùng thêm 1 lớp vữa xi măng để làm phẳng bề mặt rồi mới vả lớp mới lên.